CÁC ĐÔ THỊ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ DỌC NHÀ GA METRO

Thành phố Thủ Đức đi đầu với việc vận hành tuyến metro số 1 vào cuối năm nay, và cũng là địa phương tiên phong xây dựng mô hình TOD, mở ra cơ hội đón sóng đầu tư bên cạnh các đô thị sôi động, sầm uất với nhiều tiện ích công cộng.

Thấy gì từ mô hình kinh doanh ở các nước phát triển? 

Xung quanh các nhà ga metro ở các nước phát triển đều được quy hoạch thành không gian đô thị với nhiều dịch vụ kinh doanh, trong đó phải kể đến là siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… thu hút lượng khách khổng lồ và thúc đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng kinh tế.  

Singapore là quốc đảo có hệ thống metro hoàn hảo kết nối khắp đất nước với 5 đường chính kết nối với hơn 100 trạm khắp nơi. Những chuyến tàu siêu tốc là phương tiện cực kỳ tiện ích với người dân cũng như du khách tại đảo quốc sư tử. Các nhà ga, chủ yếu là ngầm được kết nối với các nhánh rẽ đến các lối ra dẫn đến khách sạn, văn phòng, các tòa cao ốc, khu dân cư, quán cà phê, trung tâm thương mại… Do đó, các mô hình kinh doanh của Singapore xung quanh các nhà ga metro rất phát triển với những trung tâm thương mại lớn, kinh doanh đa dạng các sản phẩm thời trang, ẩm thực, từ thương hiệu bình dân đến cao cấp, mỗi ngày đều đón hàng trăm ngàn lượt khách tham quan, mua sắm. Có thể kể đến một số trung tâm thương mại nổi tiếng nằm gần nhà ga metro như: Suntec City; Far East Plaza; Ngee Ann City…  

Hệ thống tàu điện cùng với cơ sở hạ tầng kết nối mang lại vẻ đẹp hiện đại, năng động cho các đô thị  (ảnh: Shutterstock) 

Thái Lan – thiên đường du lịch mới của châu Á có hệ thống metro hiện đại góp phần cải thiện tình trạng kẹt xe vốn là vấn đề nhức nhối của xứ chùa vàng những năm trước đây. Mạng lưới tàu điện nội đô mang đến diện mạo mới và còn là động lực phát triển kinh tế, xã hội, tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân với hàng loạt các dịch vụ được triển khai xung quanh các nhà ga metro. Cũng như Singapore, các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… cạnh các nhà ga metro đã trở thành điểm ghé chân yêu thích của du khách, người dân bởi sự phong phú các dịch vụ, nhãn hàng, cùng sự tiện lợi trong di chuyển. Điển hình là các tuyến metro ở Bangkok có sự kết nối đến nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị lớn, thậm chí cả sân bay. Cho tới nay, hệ thống này phục vụ gần 1 triệu lượt khách/ ngày, chung tay đưa Bangkok trở thành thành phố thu hút nhiều lượt khách du lịch nhất thế giới, đón tiếp hơn 22 triệu lượt khách/ năm. 

Khi nói đến những chuyến tàu nhanh “chở vàng” không thể không kể đến Tokyo – Nhật Bản với 13 tuyến đường, 286 nhà ga và một ngày có khoảng 7,5 triệu lượt khách sử dụng. Nhờ vậy, hệ thống bán lẻ ở các nhà ga tàu điện phát triển lớn mạnh. Ngoài ra, dẫn chứng cụ thể hơn đó mạng lưới tàu ngầm Nagahori ở thành phố Osaka với tổng diện tích hơn 81.000 m2, trải dài qua 3 quận đã thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của hệ thống bán lẻ; chỉ riêng quận Umeda đã bao gồm hơn 1.200 cửa hàng. 

Tuyến metro số 1 dự kiến sẽ vận hành vào cuối năm 2023 (ảnh: VnExpress) 

Đón đầu cơ hội trở thành “siêu đô thị” trong tương lai 

Từ những đại diện kể trên, có thể thấy tương lai chuyển mình thành “siêu đô thị” của Thành phố Thủ Đức nói riêng và TP. HCM nói chung tại khu vực Đông Nam Á khi các tuyến metro được hoàn thiện, hứa hẹn sẽ mang đến tiềm năng thương mại to lớn từ không gian mới mở rộng theo chiều dọc. Từ đó có thể thu hút hàng chục tỷ USD đầu tư từ xã hội và khởi tạo những mô hình kinh tế mới của kỷ nguyên 4.0. 

Metro Star – dự án hiếm hoi có cầu bộ hành kết nối trực tiếp nhà ga Bình Thái 

Đồng thời, sự xuất hiện của hệ thống tàu điện không chỉ góp phần làm thay đổi quy hoạch toàn đô thị, thúc đẩy nền kinh tế mà còn tạo nên những giá trị cho ngành bất động sản (BĐS). Đơn cử như tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), dọc tuyến có khoảng 45 dự án đã và đang hình thành với mức tăng giá trung bình khoảng 10-20% kể từ thời điểm mở bán. Nổi bật trong số đó, là dự án Metro Star với khu phố mua sắm theo concept Myeongdong. Điểm đặc biệt, đây là dự án hiếm  hoi có cầu bộ hành nối thẳng đến ga Bình Thái (ga số 10). Vì vậy, trong tương lai, Metro Star sẽ là điểm dừng chân không thể lý tưởng hơn dành cho hành khách đến ga đi tàu.  

Thông tin thêm: Theo thông tin quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị TP HCM gồm 8 tuyến đường sắt đô thị (MRT); 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (LRT). Tổng chiều dài của toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị TP HCM khoảng 220 km với tổng vốn đầu tư ước tính hơn 25 tỉ USD. 

Xem thêm: 

Metro số 1 gần về đích, Metro Star ngày càng đắt giá 

Shophouse khối đế Metro Star: đầu tư an nhàn lãi 100%

Share: